Năm 2020, ngăn cản vợ về quê ăn Tết, chồng có thể bị phạt tù 6 tháng – 3 năm

Tết là dịp các gia đình đoàn tụ, những ai đang ở xa quê cũng đều muốn được về quê ăn tết và mong muốn được ở bên cạnh những người thân ruột thịt của mình. Đặc biệt, những phụ nữ đang làm dâu nhà chồng đều muốn về quê ngoại và chia đều Tết cho bên nội – bên ngoại. Nhưng nếu không có sự cảm thông, chia sẻ giữa hai vợ chồng, gia đình nhà chồng thì việc này dễ gây ra những xung đột không đáng có.

luật về quê ngoại quê nội ăn tết

Dẫu để gia đình vui vẻ, nhiều nàng dâu thường im lặng chiều ý chồng cho ngày Tết tránh mâu thuẫn, không ít cặp đôi khác lại phân chia rõ ràng: “1 năm quê nội, 1 quê ngoại”.

Tuy nhiên, không phải phụ nữ nào làm dâu cũng có được sự công bằng như thế, thế nên pháp luật đã cho ra quy định về việc ngăn cấm vợ về quê ngoại là: Vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình.

Nếu chồng hoặc vợ có hành vi ngăn cấm, giam giữ không cho vợ hoặc chồng về quê ăn Tết có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Phạt hành chính nếu ngăn cản về gặp bố mẹ

Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ, các hành vi ngăn cản vợ hoặc chồng về quê ăn Tết, gặp gỡ gia đình, bạn bè đều có thể bị phạt hành chính.

Cụ thể, theo Luật Hôn nhân và Gia đình, đối với hành vi cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng.

Theo đó, nếu người chồng có hành vi cấm đoán, ngăn cản vợ về thăm bố mẹ đẻ, kể cả trong dịp Tết nhằm gây áp lực tâm lý thường xuyên đối với người vợ sẽ chịu mức phạt nêu trên.

Ngược lại, nếu vợ cấm đoán chồng gặp gỡ người thân, bạn bè cũng với mục đích gây áp lực tâm lý đến người chồng thì cũng sẽ chịu mức phạt tương tự.

Phạt cải tạo nếu đối xử tệ, làm đau đớn về tinh thần cho nạn nhân

Ngoài ra, theo điều 185 có quy định: Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

01. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu.

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

02. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần.

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Kết Luận: 

Giờ thì chị em có thể yên tâm về quê ăn Tết rồi nhé. Tuy nhiên, vợ chồng cần ngồi lại phân chia rõ ràng để tránh việc chuyện gia đình phải đem ra tòa án giải quyết. Hi vọng, chị em sẽ có một cái Tết hạnh phúc bên gia đình.

Theo Quỳnh Anh/TT&VH

Nguồn: https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/ngan-can-vo-ve-ngoai-an-tet-chong-co-the-bi-phat-tu-3-nam-1323888.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

one × 1 =